Không hẹn mà nên, hai hãng điện thoại lớn nhất thế giới là Nokia và Samsung đã trình làng sản phẩm "đinh" mới cùng lúc để thách thức bom tấn iPhone. Trong khi đó, Apple vừa được vinh danh là hãng đạt lợi nhuận cao nhất trong ngành công nghiệp di động toàn cầu, thay thế Nokia.
Mô tả ảnh.
Nguồn: Nokia
Bắt đầu từ tối qua, Nokia chính thức cho ra lò dòng máy đầu bảng N900, còn Samsung Electronics cũng thông báo sẽ khai trương nền tảng di động mở của riêng mình "bada" vào tháng 12. Samsung hy vọng "bada" sẽ giúp hãng cứu vãn việc xuất phát quá chậm trên thị trường smartphone, nơi đang chứng kiến sự làm mưa làm gió của iPhone, BlackBerry và HTC.
Cùng với nhau, Nokia và Samsung kiểm soát tới 60% thị phần ĐTDĐ toàn cầu. Tuy nhiên thời gian gần đây, họ đã mất khá nhiều "đất" vào tay Apple và RIM. Các cuộc nghiên cứu thị trường cho thấy thương hiệu Nokia và Samsung hầu như không gây được nhiều ấn tượng cho các fan của điện thoại "thông minh".
N900 là mẫu điện thoại đầu tiên của Nokia chạy trên nền hệ điều hành Linux Maemo. Giới phân tích đánh giá Maemo là chìa khóa then chốt để Nokia có thể giành lại vị thế của mình trong những năm tới. "Maemo phản ánh nhu cầu thay thế nền tảng phần mềm truyền thống của Nokia bằng một hệ điều hành khác mạnh mẽ hơn để có thể cạnh tranh với Apple", chuyên gia Ben Wood của CCS Insight nhận định.
Tương tự, việc Samsung công bố Bada cũng cho thấy hãng đã nhận ra được điểm yếu của mình. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu thế giới di động có thực sự cần một hệ điều hành mới nữa không?
Dù có lép vế trên địa hạt smartphone song Nokia hiện vẫn là hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới (xét về số lượng). Trong khi đó, số lượng sản phẩm ra lò của Samsung thấp hơn khá nhiều so với Apple, RIM và HTC.
Nhưng nếu đo về lợi nhuận thì trong quý III vừa qua, Nokia đã đánh mất ngôi vị Quán quân vào tay Apple, hãng chỉ mới bước chân vào thị trường di động từ giữa năm 2007.
Dù Apple không công bố mức lãi theo từng dòng kinh doanh song hãng Strategy Analytics ước tính lợi nhuận của Apple từ iPhone lên tới 1,6 tỷ USD, bỏ xa mức 1,1 tỷ USD mà Nokia bỏ túi.
"Doanh số tiêu thụ mạnh, mức giá bán sỉ cũng rất cao và chính sách kiểm soát chi phí chặt chẽ, Apple đã xâm nhập hết sức thành công vào một thị trường cạnh tranh khốc liệt như điện thoại di động chỉ sau 2 năm", ông Wood bình luận.
Cụ thể, trong 3 tháng mùa thu, Apple đã bán được tổng cộng 7,4 triệu máy iPhone, đạt doanh thu 4,5 tỷ euro. Trong khi đó, Nokia bán được tới 108,5 triệu điện thoại các loại, thu về 6,9 tỷ euro. Tuy nhiên, lợi nhuận của hãng lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế.
Lo ngại "bùng nổ smartphone"
Mô tả ảnh.
Nguồn: PCW
Lượng tiêu thụ của ĐTDĐ trong 3 tháng cuối năm sẽ có sự khởi sắc đầy lạc quan sau chuỗi ngày dài ảm đạm, khi mà ngành công nghiệp được "lên dây cót tinh thần" nhờ những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Doanh thu được dự đoán sẽ tăng khoảng 3% và mùa mua sắm Giáng sinh sẽ là một hồi kết sáng sủa cho cả năm.
Nhưng dù cho ngành công nghiệp di động nói chung có lao đao đến đâu, phân khúc smartphone vẫn luôn là một sân chơi nhộn nhịp, tươi tắn nhờ sức cầu lớn nơi người dùng. Lượng máy bán được đã tăng vọt kể cả trong giai đoạn khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng lên tới 20-30% trong năm nay.
Mặc dù vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng đang gây áp lực mạnh lên tỷ suất lợi nhuận và buộc một số hãng phải chuyển sang thế phòng thủ. Tuần này, thương hiệu smartphone lớn thứ 4 thế giới HTC dự đoán doanh thu quý IV sẽ giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước, bởi cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt buộc họ phải giảm giá sản phẩm bán ra.
Hãng nghiên cứu Strategy Analytics cũng cho biết tốc độ tăng trưởng trong quý III của thị trường smartphone đã giảm từ 17% hồi quý II xuống còn 5%. Hiện tại, Nokia mới chỉ có một danh mục sản phẩm smartphone khá yếu. Nếu như gã khổng lồ tăng cường danh mục "tướng sĩ" của mình, chắc chắn thị trường smartphone sẽ chứng kiến một sự đổ bộ rầm rộ của nguồn cung.
Không ai biết sức cầu dành cho những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, đa tính năng sẽ kéo dài đến tận bao giờ. Nhưng cứ với đà "xuất xưởng" liên tục của smartphone hiện nay, chẳng mấy chốc sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa.
Trọng Cầm (Theo Reuters)
Mô tả ảnh.
Nguồn: Nokia
Bắt đầu từ tối qua, Nokia chính thức cho ra lò dòng máy đầu bảng N900, còn Samsung Electronics cũng thông báo sẽ khai trương nền tảng di động mở của riêng mình "bada" vào tháng 12. Samsung hy vọng "bada" sẽ giúp hãng cứu vãn việc xuất phát quá chậm trên thị trường smartphone, nơi đang chứng kiến sự làm mưa làm gió của iPhone, BlackBerry và HTC.
Cùng với nhau, Nokia và Samsung kiểm soát tới 60% thị phần ĐTDĐ toàn cầu. Tuy nhiên thời gian gần đây, họ đã mất khá nhiều "đất" vào tay Apple và RIM. Các cuộc nghiên cứu thị trường cho thấy thương hiệu Nokia và Samsung hầu như không gây được nhiều ấn tượng cho các fan của điện thoại "thông minh".
N900 là mẫu điện thoại đầu tiên của Nokia chạy trên nền hệ điều hành Linux Maemo. Giới phân tích đánh giá Maemo là chìa khóa then chốt để Nokia có thể giành lại vị thế của mình trong những năm tới. "Maemo phản ánh nhu cầu thay thế nền tảng phần mềm truyền thống của Nokia bằng một hệ điều hành khác mạnh mẽ hơn để có thể cạnh tranh với Apple", chuyên gia Ben Wood của CCS Insight nhận định.
Tương tự, việc Samsung công bố Bada cũng cho thấy hãng đã nhận ra được điểm yếu của mình. Câu hỏi lớn đặt ra là liệu thế giới di động có thực sự cần một hệ điều hành mới nữa không?
Dù có lép vế trên địa hạt smartphone song Nokia hiện vẫn là hãng sản xuất smartphone lớn nhất thế giới (xét về số lượng). Trong khi đó, số lượng sản phẩm ra lò của Samsung thấp hơn khá nhiều so với Apple, RIM và HTC.
Nhưng nếu đo về lợi nhuận thì trong quý III vừa qua, Nokia đã đánh mất ngôi vị Quán quân vào tay Apple, hãng chỉ mới bước chân vào thị trường di động từ giữa năm 2007.
Dù Apple không công bố mức lãi theo từng dòng kinh doanh song hãng Strategy Analytics ước tính lợi nhuận của Apple từ iPhone lên tới 1,6 tỷ USD, bỏ xa mức 1,1 tỷ USD mà Nokia bỏ túi.
"Doanh số tiêu thụ mạnh, mức giá bán sỉ cũng rất cao và chính sách kiểm soát chi phí chặt chẽ, Apple đã xâm nhập hết sức thành công vào một thị trường cạnh tranh khốc liệt như điện thoại di động chỉ sau 2 năm", ông Wood bình luận.
Cụ thể, trong 3 tháng mùa thu, Apple đã bán được tổng cộng 7,4 triệu máy iPhone, đạt doanh thu 4,5 tỷ euro. Trong khi đó, Nokia bán được tới 108,5 triệu điện thoại các loại, thu về 6,9 tỷ euro. Tuy nhiên, lợi nhuận của hãng lại bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế.
Lo ngại "bùng nổ smartphone"
Mô tả ảnh.
Nguồn: PCW
Lượng tiêu thụ của ĐTDĐ trong 3 tháng cuối năm sẽ có sự khởi sắc đầy lạc quan sau chuỗi ngày dài ảm đạm, khi mà ngành công nghiệp được "lên dây cót tinh thần" nhờ những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế. Doanh thu được dự đoán sẽ tăng khoảng 3% và mùa mua sắm Giáng sinh sẽ là một hồi kết sáng sủa cho cả năm.
Nhưng dù cho ngành công nghiệp di động nói chung có lao đao đến đâu, phân khúc smartphone vẫn luôn là một sân chơi nhộn nhịp, tươi tắn nhờ sức cầu lớn nơi người dùng. Lượng máy bán được đã tăng vọt kể cả trong giai đoạn khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng lên tới 20-30% trong năm nay.
Mặc dù vậy, đã có những dấu hiệu cho thấy sự cạnh tranh ngày càng tăng đang gây áp lực mạnh lên tỷ suất lợi nhuận và buộc một số hãng phải chuyển sang thế phòng thủ. Tuần này, thương hiệu smartphone lớn thứ 4 thế giới HTC dự đoán doanh thu quý IV sẽ giảm gần 15% so với cùng kỳ năm trước, bởi cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt buộc họ phải giảm giá sản phẩm bán ra.
Hãng nghiên cứu Strategy Analytics cũng cho biết tốc độ tăng trưởng trong quý III của thị trường smartphone đã giảm từ 17% hồi quý II xuống còn 5%. Hiện tại, Nokia mới chỉ có một danh mục sản phẩm smartphone khá yếu. Nếu như gã khổng lồ tăng cường danh mục "tướng sĩ" của mình, chắc chắn thị trường smartphone sẽ chứng kiến một sự đổ bộ rầm rộ của nguồn cung.
Không ai biết sức cầu dành cho những chiếc điện thoại màn hình cảm ứng, đa tính năng sẽ kéo dài đến tận bao giờ. Nhưng cứ với đà "xuất xưởng" liên tục của smartphone hiện nay, chẳng mấy chốc sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa.
Trọng Cầm (Theo Reuters)